Phân biệt ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo? Vai trò của IoT và AI
Không ai có thể phủ nhận vai trò của công nghệ trong cuộc sống hiện đại. Trong đó có Trí tuệ nhân tạo AI và Internet vạn vật IoT. Vậy ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo có tầm ảnh hưởng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Internet vạn vật (IoT) là gì?
Internet vạn vật có tên tiếng Anh là Internet of Things (IoT) – Đây là một mạng lưới liên kết rộng lớn giữa các thiết bị vật lý với nhau. Khi ở trong mạng lưới này, các thiết bị có thể truyền thông tin qua lại với nhau, có thể là trong cùng 1 chủ thể hoặc giữa các chủ thể với nhau.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?
Trí tuệ nhân tạo có tên tiếng Anh là Artificial Intelligence (AI) – Đây là một hệ thống được trang bị với khả năng mô phỏng lại quá trình nhận thức và suy nghĩ của con người. Hiểu một cách chính xác AI sẽ không chỉ phản hồi lại một cách máy móc mà nó sẽ đưa ra những quyết định vượt ra khỏi phạm vi lập trình ban đầu.
AI sẽ tự thiết lập mục tiêu đồng thời không ngừng cải tiến các phương thức thực hiện nhằm mục đích tìm ra những phương thức tối ưu, hiệu quả nhất để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.
>>> Xem thêm: Khoa học dữ liệu là gì?
Sự khác biệt cơ bản giữa ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo (AI)
Mặc dù là lĩnh vực có sức ảnh hưởng lớn đến công nghệ hiện nay, tuy nhiên ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo AI cũng có những sự khác biệt như sau:
Điện toán đám mây (Cloud Computing)
AI được trang bị bởi hệ thống điện toán đám mật cực kỳ mạnh. Chính điều này đã cho phép cỗ máy có khả năng học, suy nghĩ hành động và đưa ra những phản hồi như một con người. Không những vậy, hệ thống còn giúp các cỗ máy có khả năng phân tích thông tin dữ liệu trong quá khứ và nhận dạng các quy luật để từ đó đưa ra các quy định phù hợp với thời đại.
Trong khi đó IoT và điện toán đám mây được sử dụng để cải thiện năng suất và hai thành phần này phụ trợ cho nhau. Với IoT, chúng sẽ tạo ra một số lượng số liệu khổng lồ và điện toán đám mây sẽ vạch ra đường đi cho những số liệu này để có thể đến nơi cần đến.
Học hỏi từ dữ liệu
Ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo còn khác nhau ở học hỏi từ dữ liệu.
Đối với Trí tuệ nhân tạo, hệ thống sẽ tự học từ những lỗi hoặc thông qua các hoạt động trong quá khứ, sau đó dần dần cải thiện bản thân để có thể đảm bảo hoạt động tốt hơn ở những lần sau.
Trong khi đó IoT có rất nhiều cảm biến xung quanh và những cảm biến này có nhiều thông tin được truyền qua lại. Và những thông tin này sẽ được trữ lại trong một vùng và sẵn sàng để chia sẻ lại.
Giá cả
Nếu tính gộp tất cả các chi phí từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phần cứng, đến các chương trình và chứng chỉ thì IoT sẽ mất tổng chi phí khoảng hơn 50.000$. Trong khi đó AI có thể sẽ mất chi phí từ 100.000-300.000$ tùy vào độ phức tạp của hệ thống.
Độ phủ
So với AI, IoT có độ phủ tốt hơn nhờ vào đặc điểm dựa trên cấu trúc nền tảng đám mây. Nền tảng đám mây đã thiết kế để hoàn toàn loại bỏ những khó khăn trong việc kết nối những hệ thống phức tạp, nhờ có điều đó đã làm giảm áp lực cho liên kết.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
[Mách Bạn] Các Ứng Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Kinh Doanh
Các Trường Đào Tạo Ngành Trí Tuệ Nhân Tạo – Học Ở Đâu Tốt Nhất?
Vai trò của ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo trong sản xuất
Từ những thông tin trên có thể thấy AI và IoT có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội hiện nay. Và trong lĩnh vực sản xuất, ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng khá phổ biến mang lại hiệu quả cao.
Từ lâu, ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo đã là một phần của ngành sản xuất. Rất nhiều các bộ phận sản xuất, nhà xưởng, nhà máy đã áp dụng công nghệ mới nhất để lắp ráp sản phẩm. Những tiến bộ này đã và đang cách mạng hóa dây chuyền sản xuất hàng loạt nhằm mục đích thúc đẩy sản lượng của ngành công nghiệp.
Trên thực tế, sử dụng nhân lực lao động là con người có thể có giới hạn bởi các nhân viên có thể làm việc theo ca đồng thời máy móc có thể làm việc liên tục để đảm bảo tăng sản lượng sản xuất. Còn với Robot điều khiển bằng AI, chúng có thể làm việc 24 giờ/ ngày để tăng hiệu quả hoạt động. Như vậy Trí tuệ nhân tạo có thể giúp làm giảm chi phí hoạt động sản xuất và cải thiện năng suất.
Còn với IoT, có thể thu thập dữ liệu từ nhiều thiết bị máy móc nhằm mục đích cung cấp dữ liệu thời gian thực dẫn đến hiệu suất được tăng cường đồng thời, khối lượng công việc giảm. Lượng hàng hóa có thể được theo dõi và hoạt động bảo trì thiết bị có thể được dự đoán.
Việc phân tích dữ liệu nâng cao có thể giúp cho các nhà sản xuất có thể xác định được các yếu tố gây ra sự cố hoặc trục trặc để họ có thể thực hiện các hành động và biện pháp sao cho phù hợp nhất để khắc phục chúng.
Với những thông tin chi tiết nâng cao cùng thời gian thực theo dõi, việc bảo trì máy móc có thể được lên lịch trước khi có vấn đề, sự cố phát sinh. Điều này giảm nguy cơ nhà máy bị ngừng hoạt động.
Học Trí tuệ nhân tạo – cơ hội việc làm rộng mở tại ĐH Đông Á
Tại Việt Nam, ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo là những ngành học khá mới mẻ, chính vì vậy, không có quá nhiều ngôi trường đại học đào tạo về ngành học này.
Riêng trí tuệ nhân tạo, đây là ngành học được quan tâm hàng đầu tại trường Đại học Đông Á – Đà Nẵng.
Chương trình đào tạo Trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu tại ĐH Đông Á được xây dựng dựa trên những nhu cầu thực tế của nguồn nhân lực và những kiến thức được cập nhật mới nhất trong ngành khoa học dữ liệu thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Thấu hiểu được tầm quan trọng của Trí tuệ nhân tạo và biết rằng đây là ngành có cơ hội việc làm lớn, thu nhập cao nên nhà trường luôn luôn nỗ lực, cố gắng, chú trọng mang đến một chương trình học tập tốt nhất cho các bạn sinh viên.
Trở thành sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo tại ĐH Đông Á, các bạn sẽ được trang bị nền tảng toán học vững vàng, phát triển tư duy linh hoạt. Bên cạnh đó nhà trường không ngừng trau dồi kỹ năng ngoại ngữ để giúp các bạn có thể dễ dàng tiếp cận, cập nhật những tri thức mới nhất trên thế giới.
Với chương trình học thiết kế bài bản, khoa học, đội ngũ Giáo sư, chuyên gia đầu ngành đảm nhận giảng dạy, ĐH Đông Á Đà Nẵng sẽ là môi trường học lý tưởng nhất để bạn phát triển ngành Trí tuệ nhân tạo.
Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo, thông qua đó biết được sự khác biệt của 2 ngành này. Dù lựa chọn ngành IoT hay ngành Trí tuệ nhân tạo AI, với niềm đam mê, yêu thích, có được những kỹ năng cơ bản, không ngừng phát triển bản thân, tôi tin bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công.
Bài viết Phân biệt ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo? Vai trò của IoT và AI đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng.
source https://tuyensinhdonga.edu.vn/nganh-iot-va-tri-tue-nhan-tao/
Nhận xét
Đăng nhận xét